Hello, cái vụ này liên quan đến kỹ thuật ứng dụng MRI, gay go đây. Anh em nghiên cứu trước rồi up lên sau vậy.
Chung quy mình chỉ biết có sự phối hợp giữa các yếu tố-thông số đặc trưng của chụp MRI (TE, TR, TI, xung 90, xung 180...) theo một trình tự thời gian nào đó, một cách khác nhau , tùy theo yêu cầu chuẩn đoán trên ảnh cuối cùng, cũng như để...-nói thế nào nhỉ?- "kết hợp kỹ thuật điện tử trong máy MRI một cách hợp lý dựa trên nền tảng bản chất vật lý của nguyên tử (T1, T2,T2*, spin, moment từ, tín hiệu cộng hưởng thu được...)" sao cho có kết quả tốt nhất.
Ý anh em có vậy không? Ai có khái niệm cơ bản thì hỗ trợ nghiên cứu nhé!!!
anh ah, dẫu biết người xưa chắc sẽ không vào topic nữa. Nhưng trả lời cho người mới vào hoạc người đang tìm hiểu cũng ko dư.
oh yeah, mới đọc xong Back projection imaging. (là 1 trong những dạng scan đầu tiên của MRI )
Đại thể như sau: do tissue khá lớn, và những tin hiệu thu vào khá giống nhau. Do đó người ta scan tissue với gradient magnetic (GB) field từ đó phân biệt những tính hiệu khác nhau về từ các vị trí khác nhau trên tissue. Vi du: xét trên 1 phương Ox, có các điểm x1, x2 ...xn. Khi ứng dụng GB lên phương này, ta sẽ thu nhận dược tính hiệu khác nhau từ các điểm x1, x2...xn.
Nhưng vấn đề không thể đơn giản như vậy, làm thế nào để phân biệt các signals từ các điểm x2.1, x2.2, x2.3 ... x2.n (do các điểm này chiếu xuống Ox đều là x2). Do vậy, người ta sẽ scan tissue trên trục Ox', (với góc giữa Ox và Ox' là 1 độ, eg,) từ đó nhận được tín hiệu từ các điểm x1', x2',...xn'. ... tương tự cho 360 độ thành 1 vòng tròn.
Từ các signal thu được từ các lần scan, chúng được tập hợp lại để tạo hình ảnh.
Người ta có thể dùng các sequence FID, Spin-echo, inversion recovery khác nhau ở trong
scan này