Register Now. It's Free.User CPMember ListCalendarFAQ
SangNhuong.com - Chợ rao vặt lớn nhất Việt Nam
Trở lại   Chợ thông tin Y Tế Việt Nam / DIỄN ÐÀN CÁC LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH Y SINH / Điều khiển học - Mô phỏng
Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-05-2012, 03:24 PM
giangnt giangnt đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 5
Mặc định Tính tương đồng !

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi sinh vật muốn hiểu, trao đổi thông tin với nhau cần có ngôn ngữ. Nhưng con người là một sinh vật bậc cao nhất, do đó ngôn ngữ của con người không đơn thuần là những thông tin tiếng nói trao đổi hàng ngày, mà con người cần phải trao đổi những kiến thức đã được tích lũy để truyền đạt cho thế hệ sau. Một điều thú vị là giữa ngôn ngữ nói, ngôn ngữ về bản đồ gen di truyền, ngôn ngữ về mã thông tin sinh học trong nhận thức của con người đều có những điểm chung. Đó là trong thành phần cấu tạo. Tuy nhiên, mỗi loại lại có thành phần đặc trưng riêng không giống nhau. Cái giống ở đây chỉ là cấu trúc cấu thành của từng loại ngôn ngữ. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thành phần cấu trúc của từng loại ngôn ngữ.

Trước hết, chúng ta sẽ xem xét về ngôn ngữ nói – viết mà ở đây là ngôn ngữ Tiếng Việt. Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng được cấu thành bằng những k‎ý tự đơn giản, đến những cấu trúc phức tạp. Muốn tạo được cấu trúc phức tạp cần phải biết được ngữ pháp của chúng.

Ngôn ngữ cổ xưa nhất của con người đó chính là âm thanh, mà điển hình là những tiếng hú của những con linh trưởng. Những âm thanh đó thể hiện sự gọi nhau, biểu hiện trạng thái vui, buồn, giận dữ. Đến khi con người trở thành sinh vật bậc cao (tức là bộ não phát triển, con người đã có l‎ý trí), âm thanh mà con người còn sử dụng đó là morse. Con người đã dựa vào âm thanh phát ra để thể hiện những điều muốn diễn đạt. Song song với âm thanh, con người còn sử dụng đến ánh sáng. Từ những ánh sáng cứu trợ, những cử động bằng tay để diễn đạt của những người khiếm thị đến những bộ phim điện ảnh cao cấp. Thông qua những hình ảnh đó, con người muốn truyền tải ý tưởng , suy nghĩ của mình mà không có bất kỳ chữ nghĩa nào có thể diễn tả hết. Tuy nhiên nói như thế không phải bỏ qua vai trò của chữ viết. Bởi vì đây là ngôn ngữ thông dụng nhất, dễ diễn đạt nhất mà con người sử dụng hàng ngày. Số lượng k‎ý tự ngôn ngữ viết cũng rất đa dạng, đối với Tiếng Việt gồm có 19 phụ âm, 11 nguyên âm và 6 thanh. Như vậy tiếng Việt gồm có 36 âm vị. Tuy nhiên không phải bất kỳ k‎ý tự nào cũng có thể ghép lẫn nhau. Để có thể làm cho người khác hiểu, để có thể tạo ra một từ thì phải biết cách ghép hợp l‎ý. Ví dụ : c, g không thể ghép được với e, ê, muốn ghép được phải thêm phụ âm h, hoặc chúng ta không thể có từ : tou, ngue … Và bộ ngôn ngữ tiếng Việt sẽ quy định những nguyên tắc cụ thể để chúng ta có thể thu được những từ vựng khác nhau gồm từ đơn và từ ghép. Tùy vào sự hiểu biết, khả năng tìm tòi của con người mà số từ vựng này có thể nhiều hơn rất nhiều so với bộ từ vựng "chuẩn" mà trước đây được nhiều người biết đến. Ví dụ : người Đức bình thường chỉ cần 6.000 từ vựng trong khi đó đại thi hào Goethe có thể tạo ra đến 25.000 từ khác nhau. Và không lẽ con người giống như động vật, mỗi khi trao đổi thông tin chỉ nói một từ, hai từ đơn riêng lẻ ? Đương nhiên không, con người cần diễn đạt ‎ý tưởng, suy nghĩ của mình một cách triệt để nhất. Chính vì vậy mà khái niệm câu đã ra đời. Câu gồm nhiều từ đơn và từ ghép liên kết với nhau theo một quy tắc hợp l‎ý mà người ta gọi là ngữ pháp. Không thể có một câu gồm nhiều từ vựng sắp xếp một cách vô trật tự, mà phải theo nguyên tắc của ngôn ngữ nói – viết quy định. Điển hình như tiếng Việt cấu trúc gồm : Trạng ngữ, Chủ ngữ – Vị ngữ (có thể gồm động từ + bổ ngữ + định ngữ …), người ta có thể đảo trạng ngữ sau vị ngữ cũng được. Như vậy, để có thể diễn tả bất kỳ ngôn ngữ nói – viết nào cũng phải hiểu quy tắc, thành phần cấu tạo của nó mà ở đây là gồm những thành phần : k‎ý tự, chữ cái, từ vựng (từ đơn và ghép) cuối cùng là ngữ pháp.

Và sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu đến ngôn ngữ về bản đồ gen di truyền của con người. Nó cũng gồm thành phần cấu thành và nguyên tắc sắp xếp của các thành phần riêng lẻ. Đầu tiên thế nào gọi là gen di truyền ? Gen di truyền được hiểu nôm na là thông tin của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau (cùng huyết thống). Có thể gen ở thế hệ trước không có ở thế hệ sau, và ngược lại. Điều này muốn nắm rõ phải hiểu rõ thành phần cấu trúc của ADN. AND là một hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ những phân tử, nguyên tử riêng lẽ. Chúng ta thấy một điều thú vị ở đây là đơn vị cấu thành nhỏ nhất của gen cũng gồm 2 thành phần nguyên tử và phân tử, tạm gọi là ký tự của gen. Nguyên tử là cấu trúc đơn giản nhất, hai hay nhiều nguyên tử kết hợp lại sẽ tạo thành phân tử. Các phân tử liên kết với nhau tạo thành các nucleid và các bazơ. Có 5 loại cơ bản là : Ademin (A), Zytosin (C), Guamin (G), Uracil (U), Thymin (T). Dùng 3 trong 4 loại này (ký tự) để tạo ra bộ chữ cái của gen – axit amin. Tuy nhiên không phải bất kỳ 3 k‎ý tự nào cũng có thể ghép lại được với nhau. Người ta đã tìm ra được bộ chữ cái gen gồm có 20 chữ cái : Alamin (CAG), Arginin (GAA), Asparagin (CAA), Axit – asparagin (GCA), Glutamin (AAC), Axit – glutamin (AAG), Glicin (GAC), Histidin (ACC), Isolencin (AAU), Lysin (AAA), Leucin (CCU), Methionin (AGU), Phenylalamin (UCU), Prolin (CAC), Serin (ACG), Thresin (ACA), Trytophan (UGG), Tysosin (ACU), Valin (UUG) và Zysterin (GUU). Từ 20 chữ cái (20 bộ axit amin) ta có thể tạo ra vô cùng lớn các loại protein khác nhau (từ vựng) chính các protêin này tạo nên gen. Hiện nay bản đồ gen con người gồm khoảng 40.000 gen. Và cũng dễ hiểu ngữ pháp của gen ở đây là sự ngắt đoạn của protein. Không lẽ một chuỗi protêin dài vô tận ? Đương nhiên chúng sẽ có một chiều dài nhất định. Đó chính là "cú pháp" quy định cho từng loại gen. Tuy nhiên không phải muốn ngắt lúc nào cũng được, nó cũng phải có "ngữ pháp". Nếu ngắt đoạn gen sai sẽ tạo ra những đột biến trong cơ thể sinh vật. Do đó người ta nắm vững những "cú pháp" này để có thể ghép hoặc cắt bớt những protein trong đoạn gen để điều chỉnh những biến dị bất thường trong cơ thể. Như vậy nếu như đối với ngôn ngữ nói – viết chỉ gồm 2 k‎ý tự (gen là 4 k‎ý tự), 36 âm vị (gen là 20 chữ cái) và nhờ cấu trúc ngữ pháp sẽ tạo nên vô số câu (gen) có nghĩa.

Và vấn đề cuối cùng chúng ta cần xem xét đó là ngôn ngữ về mã thông tin sinh học trong nhận thức. Trước hết nói đến nhận thức chúng ta nghĩ ngay đến não, đây là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, giúp chúng ta nhận thức, tương tác với thế giới xung quanh. Đây là cơ quan của hệ thần kinh trung ương, điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể. Não có cấu tạo từ các nơron thần kinh (k‎ý tự). Cấu tạo của nơron gồm có : thân (soma) và đuôi (axon), có thể tồn tại ở dạng trục thẳng, lưỡng cực (có nhiều ở vỏ não) và nhánh + gai nhỏ. Các nơron liên kết với nhau bằng nhánh tạo nên cấu trúc synapse. Trong bộ não người có khoảng 4000 đến 5000 liên kết với khoảng 15 tỷ nơron. Cơ chế liên kết synapse gồm có 3 dạng : neuron – receptor (thu nhận thông tin về não), neuron – effektor (truyền dẫn thông tin từ não xuống các cơ quan), futerneuronal (liên nơron). Và theo cách liên kết của synapse người ta chia làm 5 loại synapse : Đuôi – thân – cuối (S), đuôi – thân – giữa (V), đuôi – nhánh – cuối (I), đuôi – nhánh – giữa (D), đuôi – đuôi (N). Và đây chính là 5 loại chữ cái cơ bản của mã nhận thức. Người ta sử dụng 3 trong 5 chữ cái để hình thành 1 từ – một kiểu phản xạ cơ bản. Có khoảng 10 từ được cấu tạo từ 5 chữ cái trên và các từ này sắp xếp với nhau kết hợp với 2 chất xúc tác liên kết nữa là acetylcholin và adrenalin. Acetylcholin là chất cường đối giao cảm điển hình, có tác dụng muscarin cụ thể sau: co đồng tử, tiết nước bọt, nhịp thở chậm, phế quản co khít, nhu động ruột tăng, tăng co bàng quang. Adrenalin là một hoóc môn gây cảm xúc. Trong bộ não người, chỉ gồm 10 từ liên kết với nhau bằng 2 chất liên kết, tức là có khoảng 20 cách liên kết nơron nhưng bấy nhiêu cũng đã tạo ra một lượng lớn các sự vật và hiện tượng có thể nhớ và truyền dẫn trong não.

Như vậy, con người đã hình thành ra chữ viết trước rồi mới dựa vào đó mà giải thích cấu trúc của ngôn ngữ gen và ngôn ngữ trí nhớ hay con người đã biết một số điều cơ bản của 2 ngôn ngữ kia rồi mới sáng tạo ra chữ viết ? Dùng tự nhiên để sinh ra nhân tạo hay từ nhân tạo giải thích ngược lại tự nhiên ? Có thể chúng tồn tại song song nhau. Bởi vì mỗi loại ngôn ngữ đều được hình thành, tích trữ và phát triển để nó ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện nay con người chưa thể khám phá hết những bí mật trong ngôn ngữ gen và ngôn ngữ trí nhớ cũng như ngôn ngữ nói – viết không ngừng phát triển, điển hình như tiếng Anh mỗi năm có khoảng vài chục đến vài trăm từ mới được phát hiện. Qua phân tích trên, ta nhận thấy ngôn ngữ nói – viết được cấu tạo từ nhiều thành phần cơ bản nhất (36 âm vị) nhưng khi liên kết lại chỉ có khoảng 25.000 từ. Còn ngôn ngữ mã thông tin sinh học trong di truyền có thành phần cơ bản là 5 loại nucleid và bazơ tạo ra 20 chữ cái (axit amin) nhưng lại sinh ra vô số loại gen mà hiện nay bản đồ gen con người mới biết được khoảng 40.000 gen. Và cuối cùng là mã thông tin sinh học trong nhận thức, chỉ có 5 loại chữ cái tạo thành chỉ có 10 từ nhưng trong bộ não lại có vô số kiểu liên kết nơron (bởi vì có khoảng 15 tỷ nơron). Như vậy ngôn ngữ nào có cấu tạo cơ bản càng đơn giản thì sự liên kết các thành phần cơ bản lại càng trở nên phức tạp.

Người viết : Kingfox
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:27 PM - Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

Liên hệ - Liên hệ - Chợ thông tin Y Tế Việt Nam - Lưu Trữ - Lên trên