Register Now. It's Free.User CPMember ListCalendarFAQ
SangNhuong.com - Chợ rao vặt lớn nhất Việt Nam
Trở lại   Chợ thông tin Y Tế Việt Nam / DIỄN ÐÀN CÁC THIẾT BỊ Y TẾ / An toàn thiết bị y tế
Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 12-06-2012, 03:19 PM
bigamex-kb bigamex-kb đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 116
Mặc định Một số lưu ý khi chụp CT !

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chụp CT (chụp cắt lớp có sự trợ giúp của máy tính) là một kỹ thuật chụp X-quang tiên tiến có sử dụng kỹ thuật chụp X-quang và máy tính để thu được các hình ảnh của cơ thể.

Chụp CT là gì?

Chụp CT (chụp cắt lớp có sự trợ giúp của máy tính) là một kỹ thuật chụp X-quang tiên tiến có sử dụng kỹ thuật chụp X-quang và máy tính để thu được các hình ảnh của cơ thể.

Khi nào bệnh nhân cần chụp CT?

* Xem xét đầu và cổ, ngực, bụng và khung xương chậu cũng như toàn bộ khung xương của bệnh nhân
* Chẩn đoán bị ung thư như ung thư phổi, gan và tuỵ, kiểm tra và phát hiện khối u, xem xét kích cỡ và vị trí của khối u cũng như các mô xung quanh khối u.
* Xác định các tổn thương cơ quan nội tạng.
* CT cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán các bệnh tim mạch.


Chụp CT có gây ra nguy cơ tổn thương nào không?

* Chụp CT là một qui trình àn toàn, không gây đau và không xâm phạm vào cơ thể bệnh nhân.
* Tuy nhiên trong quá trình chụp CT, cơ thể bệnh nhân sẽ tiếp xúc với tia X và rủi ro trong quá trình chụp thường do quá trình này gây ra. Tuy nhiên nguy cơ rủi ro là rất nhỏ so với hiệu quả trong việc chẩn đoán bệnh chính xác.
* Một số bệnh nhân có thể bị dị ứng nhẹ có thể là bị ngứa, mẩn đỏ và/hoặc buồn nôn nếu phải tiêm thuốc đối quang từ vào tĩnh mạch. Các triệu chứng này cũng sẽ biên mất nhanh chóng.
* Trong một số trường hợp hiếm, bệnh nhân có thể bị dị ứng nặng với thuốc đối quang từ.
* Kỹ thuật viên và bác sĩ X-quang sẽ luôn túc trực để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
* Thuốc đối quang từ sẽ bài tiết ra ngoài theo nước tiểu.
* Đới với bệnh nhân nữ nếu đang có thai hoặc nghi ngờ có thai thì bệnh nhân phải thông báo ngay cho bác sĩ trước khi tiến hành chụp CT.

Bệnh nhân phải chuẩn bị như thế nào trước khi tiến hành chụp CT?

* Tháo bỏ tất cả các vật bằng kim loại trước khi tiến hành chụp vì kim loại có thể làm sai lệch kết quả chụp như cặp tóc, trang sức, kính, thiết bị trợ thính và răng giả.
* Bệnh nhân phải thông báo cho bác sĩ nếu mắc một trong các triệu chứng sau: tiểu đường, hen suyễn, tim mạch, thận và dị ứng thuốc.
* Bệnh nhân phải điền vào bản cam kết nếu phải dùng thuốc đối quang từ.
* Tuỳ vào từng bộ phận kiểm tra, bệnh nhân phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ như sau:

Đầu/xoang/cột sống/tứ chi

* Không phải chuẩn bị gì, không phải kiêng ăn.

Cổ/ngực/bung/khung xương chậu

* Nhịn ăn 4-6 tiếng trước khi chụp
* Bệnh nhân có thể phải dùng thuốc đối quang từ để ghi lại hình ảnh các khu vực cần quan tâm.
* Tuỳ theo vị trí cần kiểm tra mà bệnh nhân sẽ phải uống thuốc hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc đối quang từ.
* Nếu phải uống thuốc đối quang từ, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn uống thuốc đối quang từ 1-2 giờ trước khi tiến hành chụp. Bệnh nhân nên đến sớm để được bác sĩ hướng dẫn uống thuốc đối quang từ.
* Tiêm tĩnh mạch thuốc đối quang từ được tiến hành ngày trước khi chụp. Bệnh nhân có thể cảm thấy ấm nóng trong quá trình chụp và cảm giác này sẽ biến mất nhanh chóng.


Qui trình chụp CT diễn ra như thế nào?

* Bệnh nhân phải mặc áo dài của bệnh viện.
* Bệnh nhân được hướng dẫn nằm lên bàn chụp, Kỹ thuật viên chụp CT sẽ di chuyển bàn máy chụp CT đến vị trí thích hợp và bệnh nhân có thể phải dùng dây đai quang vùng cần chụp để hạn chế di chuyển trong quá trình chụp.
* Kỹ thuật viên chụp CT có thể nhìn, nghe và nói chuyện với bệnh nhân từ phòng bên cạnh.
* Khi bắt đầu chụp, bàn máy chụp CT sẽ di chuyền từ từ vào trong lòng máy. Bạn có thể nghe thấy tiếng máy chạy trong quá trình chụp hình ảnh.
* Bệnh nhân có thể phải nằm yên và nín thở theo chỉ dẫn.
* Tuỳ theo loại chụp CT, thời gian kéo dài từ 30-60 phút.
* Sau khi tiến hành chụp CT, bệnh nhân có thể hoạt động bình thường.

Khi nào thì có kết quả?

* Nhân viên chụp CT là một bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực CT và các loại máy chụp chẩn đoán hình ảnh khác sẽ tiến hành xem xét và viết báo cáo kết quả kiểm tra.
* Kết quả sẽ được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa của bệnh nhân trước lần hẹn tái khám.

(theo Parkway)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 12-06-2012, 03:19 PM
lienhoa lienhoa đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 55
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tôi thấy có KTV chụp CT khi chụp nói với bệnh nhân qua hệ thống loa "nín thở" Khi chụp xong không nói gì hết làm bệnh nhân nhịn thở lâu quá đến tím tái... Bó tay!
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 12-06-2012, 03:19 PM
chanphongfurniture chanphongfurniture đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 104
Mặc định

Bạn có thể nói rõ hơn về thời gian chụp CT không? Tớ thấy bạn có nói là thời gian chụp có thể kéo dài đến 30-60 phút! Đó là chụp bộ phận nào thế? và máy chụp đó là bao nhieu lát cắt? Ở VN hiện nay mới chỉ máy 64 lát cắt, và sắp tới, vào tháng 10 sẽ xuất hiện máy 128 lát cắt đầu tiên.
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 12-06-2012, 03:19 PM
tirtahcm tirtahcm đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 51
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

em chưa thấy ca nào kéo dài thế cả. Em có "băm" lâu nhất thì cũng 15' thôi
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 12-06-2012, 03:19 PM
minhthanhco-lmt minhthanhco-lmt đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 49
Mặc định

Cám ơn anh Thắng "việt cộng" đã nhiệt tình sưởi ấm cái diễn đàn tẻ ngắt này. Không biết nói gì hơn. Hjc Hjc, tui học Điện Tử nên kiến thức rất hỏng, mong nhờ gặp các bác nhiệt tâm như vầy mà mở mang được nhiều :35:
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 12-06-2012, 03:19 PM
quocthongpapa quocthongpapa đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 48
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Lại có một vài KTV sau khi chụp Tomo xong thì nói qua hệ thống loa: Chết cha, thằng này ung thư rồi. Lúc đó chắc bệnh nhân cũng ngừng thở luôn
Đùa vậy thôi, thời gian chụp xong một ca CT không lâu đến 30-60 phút như tác giả nói đâu. Tùy theo số lát cắt ( số dãy detector) mà thời gian chụp khác nhau. Theo thiển ý thì thời gian chụp ổ bụng là lâu nhất vì số lượng ảnh cần dùng là rất lớn. Các ứng dụng chụp các cơ quan chuyển đồng nhanh như: Tim, Phổi, Mạch là những ứng dụng chỉ có thể thực hiện được ở những máy có số lát cắt lớn vì lý do, các cơ quan luôn chuyển động theo nhịp thở nên nếu trong một giây bạn không thu được đầy đủ hình ảnh thì đến giây kế tiếp hình ảnh của cơ quan đó đã có sự thay đổi, điều này thường gây ra những ảnh giả (antifact) gây khó khăn cho quá trình chuẩn đoán. Một lý do nữa để gia tăng số lát cắt là khi thực hiện dựng hình 3D trên các máy CT chúng ta cần phải có càng nhiều ảnh càng tốt để có thể xây dựng lên hình ảnh 3D trung thực vì vậy, trong một vòng quay nếu ta có n>1 ảnh thì chất lượng hình ảnh 3D dựng lên sẽ trung thực hơn rất nhiều so với chỉ có 1 ảnh. Ngoài ra trong các ứng dụng mạch thì số lát cắt lại càng quan trọng để có thể dựng lại các chuyển động chi tiết vì trên lý thuyết 3D hay 4D chỉ là sự sắp xếp lại của các hình 2D trên các trục Z về không gian hoặc t về thời gian mà thôi, nếu số hình 2D trong một đơn vị Z hay t càng lớn thì ta thu được hình ảnh 3/4D càng trung thực
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:28 PM - Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

Liên hệ - Liên hệ - Chợ thông tin Y Tế Việt Nam - Lưu Trữ - Lên trên