Register Now. It's Free.User CPMember ListCalendarFAQ
SangNhuong.com - Chợ rao vặt lớn nhất Việt Nam
Trở lại   Chợ thông tin Y Tế Việt Nam / DIỄN ÐÀN CÁC LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH Y SINH / Điều khiển học - Mô phỏng
Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-05-2012, 03:24 PM
gocuongphat gocuongphat đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1
Mặc định Nghiên cứu cơ sở điều khiển học của phương pháp châm cứu

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nghiên cứu cơ sở điều khiển học của phương pháp châm cứu để điều chỉnh huyết áp hệ động mạch dưới tác dụng của tia laser


GS. TSKH. NGUYỄN AN VĨNH


Việt Nam là một trong những nước có truyền thống sử dụng lâu đời và biên soạn tài liệu về châm cứu sớm nhất ở Châu Á. Hiện nay phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh bằng châm cứu vẫn tiếp tục phát triển và thu hút sự quan tâm của các nhà y học trên thế giới.
Về cơ sở khoa học của châm cứu hiện có hai trường phái chủ yếu. Các thầy thuốc Việt Nam theo trường phái thứ nhất vận dụng học thuyết cổ truyền về Kinh - Lạc và tư duy về cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết ... trong chẩn đoán, trị liệu và thử nghiệm phương pháp châm cứu nhằm khẳng định kết quả lâm sàng, góp phần cụ thể hóa hoặc bổ sung cho các quy tắc trị liệu hiện hành. Các thầy thuốc theo trường phái thứ hai đi tìm cơ sở khoa học của châm cứu trong các học thuyết về hệ thần kinh trung ương, vận dụng tư duy về cung phản xạ, tiết đoạn thần kinh ... Nhiều thực nghiệm khoa học được tiến hành trên thế giới nhằm xác định cụ thể tác dụng của châm cứu đối với các chức năng và tổ chức của cơ thể, trong đó có những thực nghiệm giải phẫu để hiểu rõ cấu tạo ở các vị trí Huyệt theo Hệ Kinh Lạc.
Việc hiện đại hóa phương pháp châm cứu hiện nay còn được thực hiện thông qua các thiết bị kỹ thuật mới như sử dụng tia laser để thay thế Kim châm, trước hết là để tránh truyền nhiễm độc hại cho bệnh nhân trong quá trình châm cứu.
Học thuyết Kinh Lạc nói chung tổng hợp được nhiều kinh nghiệm lâm sàng quý báu trong châm cứu, nhưng không đáp ứng được định luật tự nhiên về thống nhất giữa chức năng và cấu trúc của cơ thể, cho nên tư duy thường dừng lại ở định tính, chứ không thể định lượng. Khái niệm "cung phản xạ" trong các ngành y sinh hiện nay chỉ đi sâu vào các cấu tạo tinh vi của cơ thể và các loại năng lượng tác động vào cơ thể, mà chưa đi vào quá trình xử lý thông tin sinh học của hệ thần kinh trung ương.
Thực tiễn cơ thể con người là một hệ thống điều khiển học có tính tự điều chỉnh, tự thích nghi, tự tổ chức và tự tái tạo. Vì thế mục tiêu của bài này là vận dụng các kiến thức Điều khiển học để tìm hiểu bản chất của châm cứu, với minh họa cụ thể về vòng điều khiển sinh học của hệ tuần hoàn để điều chỉnh huyết áp hệ động mạch.
1. Mô hình vòng điều khiển sinh học để điều chỉnh huyết áp hệ động mạch :
Trong hệ tuần hoàn, huyết áp là đại lượng cần điều chỉnh với giá trị dạng sóng ở cực đại khoảng 120mmHg và cực tiểu 80mmHg. Huyết áp hệ động mạch là đại lượng tỷ lệ thuận với nhịp tim trong phạm vi tần số nhịp tim dưới 170, và do đó cũng tỉ lệ thuận với lưu lượng máu từ tim phát ra. Lưu lượng này có thể xem là đại lượng quan trọng nhất để nuôi sống các tế bào trong cơ thể, bởi vì đại lượng này cũng tỉ lệ thuận với nhu cầu về oxy cung cấp để nuôi tế bào. Nhưng đối với người thầy thuốc thì áp suất hệ động mạch là đại lượng có thể đo trực tiếp, để qua đó biết được lưu lượng máu từ tim phát ra cũng tỉ lệ thuận với huyết áp.
Thần kinh cảm biến để đo huyết áp hệ động mạch gồm có 4 sợi chủ yếu với hai loại dây thần kinh là dây thần kinh caroticus (nhánh của dây thần kinh sọ não số 9 glossopharyngotis) và dây thần kinh depressor (nhánh của dây thần kinh sọ não số 10 vagus). Ngoài ra ở hầu hết các phủ tạng đều có dây thần kinh cảm biến, nhưng chỉ có ý nghĩa cục bộ trong việc cung cấp máu cho các bộ phận trong cơ thể.
Giá trị thực của huyết áp hệ động mạch từ thần kinh cảm biến được đưa lên trung tâm điều khiển tim ở trung khu thần kinh vùng dưới đồi, để so sánh với giá trị cần của huyết áp lưu ở trung tâm thần kinh vùng đồi thị. Nếu có sự chênh lệch giữa giá trị thực và giá trị cần thì trung tâm điều khiển tim sẽ ra lệnh cho các cơ cấu chấp hành hoạt động điều chỉnh. Các hoạt động điều chỉnh này được tiến hành theo nguyên tắc tái cảm thụ cho đến khi sự chênh lệch giữa giá trị thực và giá trị cần không còn xuất hiện.
Thần kinh chấp hành có nhiệm vụ dẫn truyền lệnh từ trung tâm điều khiển tim đến các cơ cấu chấp hành gồm bốn loại dây thần kinh là dây thần kinh chấp hành vagus (thuộc hệ đối giao cảm) và các dây thần kinh cardiacus, aplanchnicus lớn và aplanchnicus nhỏ (thuộc hệ trực giao cảm). Các cơ cấu chấp hành có nhiệm vụ điều chỉnh huyết áp hệ động mạch gồm có tim, cơ mạch, tủy thượng thận và phổi. Các cơ cấu chấp hành này tạo ra giá trị thực của huyết áp, dưới nhiều tác động nhiễu của lượng cholestorol làm cản trở lưu thông máu, lượng đường trong máu và các yếu tố tâm lý.
Giá trị thực của huyết áp hệ động mạch lại được thần kinh cảm biến đưa về trung tâm điều khiển tim tạo thành vòng điều khiển sinh học để điều chỉnh huyết áp, mà theo ngôn ngữ sinh học còn được gọi là "cung phản xạ đa sinắp". Như vậy, vòng điều khiển sinh học là sự mở rộng khái niệm "cung phản xạ" cho phù hợp hơn với thực tiễn cơ thể con người (là một hệ thống điều khiển học mang tính tự điều chỉnh, tự thích nghi, tự tổ chức và tự tái tạo)
Năng lượng mang thông tin trong vòng điều khiển sinh học có thể ở hai dạng là dòng điện sinh học (theo lý thuyết màng tế bào hoặc mật độ tập trung của hoạt chất nội tiết (theo lý thuyết hóa sinh). Dòng điện sinh học trong vòng điều khiển là một dòng điện xoay chiều với biên độ cố định và có tần số biến đổi tỷ lệ thuận với cường độ kích thích. Tần số biến đổi này cũng được gọi là xung động thần kinh. Các hoạt chất nội tiết trong vòng điều khiển gồm có Adrenalin. Noadrenalin và Acetylcholin.
Bộ cảm biến đo huyết áp của dây thần kinh hoạt động theo nguyên lý co giản cơ học. Đại lượng kích thích tương hợp ở đây là sự co giãn vành mạch máu, tạo ra một điện thế trong bộ cảm biến và hoạt động theo định lý tích tụ không gian và tích tụ thời gian, khi sự tác động còn ở dưới ngưỡng kích thích. Xung động thần kinh chỉ xuất hiện khi dây thần kinh chịu tác động trên ngưỡng kích thích và được dẫn truyền từ bộ cảm biến lên trung tâm thần kinh để xử lý. Xung động thần kinh chính là sự mã hóa các thông tin sinh học được nhận từ các nguồn kích thích khác nhau, để có thể xử lý ở các trung tâm điều khiển, rồi từ đó trở thành những lệnh được dẫn truyền đến các cơ cấu chấp hành.
Ở cơ cấu chấp hành, xung động thần kinh được giải mã trở về, dạng thông tin hóa sinh, tức là mật độ tập trung của hoạt chất nội tiết ở các si nắp. Các si nắp ở dây thần kinh thuộc hệ trực giao cảm nội tiết ra hoạt chất Adrenalin và Noadrenalin có tác dụng gây hưng phấn, làm tăng nhịp tim và làm tăng lực co thắt cơ tim. Các si nắp ở dây thần kinh thuộc hệ đối giao cảm thì ngược lại cho nội tiết ra hoạt chất Acetylcholin làm giảm nhịp tim và giảm lực co thắt cơ tim, có tác dụng gây ức chế. Ở tim có cả hai loại si nắp là si nắp hưng phấnsi nắp ức chế. Ở tủy thượng thận chỉ có một loại si nắp hưng phấn, nội tiết ra Adrenalin và Noadrenalin để đưa vào mạch máu và tim, có tác dụng làm hưng phấn hoạt động của tim.
Riêng phổi, ngoài lệnh do dây thần kinh thuộc hệ trực giao cảm đưa đến, còn nhận lệnh của trung tâm thần kinh vùng đồi thị để điều chỉnh nhu cầu về oxy cung cấp nuôi tế bào. Lượng máu chảy qua các mao mạch cần có, cũng tỉ lệ thuận với nhu cầu về oxy. Do đó, phổi cũng là một cơ cấu chấp hành trong vòng điều khiển huyết áp hệ động mạch.
Một điều cần chú ý nữa là các dây thần kinh sọ não số 9 và số 10 đều là loại dây thần kinh với ba chức năng đồng thời : Thần kinh cảm biến, thần kinh chấp hành, thần kinh vận hành. Các dây thần kinh cảm biến và dây thần kinh chấp hành trong vòng điều khiển huyết áp hệ động mạch hoạt động theo nguyên tắc phản hồi âm tính, nghĩa là sự tăng của tổng xung thần kinh của các bộ cảm biến có tác động làm giảm tổng xung thần kinh của các cơ cấu chấp hành và ngược lại. Như vậy, nếu kích thích các dây thần kinh sọ não này ở vùng cảm biến thì có tác động ức chế hoạt động của tim, còn khi kích thích các dây thần kinh sọ não này ở vùng chấp hành thì cũng gây ra ức chế, vì đây là thần kinh chấp chấp hành thuộc hệ đối giao cảm. Vì thế, những kích thích đến các dây thần kinh vận hành có liên quan đến dây thần kinh sọ não số 9 và số 10 này cũng đều có tác dụng ức chế đối với hệ tuần hoàn.
2. Tác dụng trị bệnh của tia laser trong châm cứu :
Các đại lượng kích thích đối với tế bào thần kinh thường được chia làm hai loại : loại kích thích tương hợp (adequate stimulus) và loại kích thích không tương hợp. Ở các giác quan có nhiệm vụ thu nhận thông tin từ môi trường ngoài cơ thể thì các tế bào thần kinh được chuyên môn hóa cao đối với các kích thích tương hợp. Ngược lại, ở các bộ cảm biến có nhiệm vụ thu nhận thông tin nội tại của cơ thể thì các tế bào thần kinh có khả nặng tiếp nhận rất nhiều loại kích thích khác nhau như áp suất, nhiệt độ, ánh sáng, hóa chất ... Điều đó tạo ra khả năng có thể sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật khác nhau để tác động vào vòng điều khiển sinh học.
Việc sử dụng tia Laser bán dẫn trong châm cứu có những thuận lợi như sau :
a. Tia Laser không gây tác động phụ có hại cho bện nhân như sự truyền nhiễm độc hại vào đường máu. Đây là tính ưu việt của tia Laser so với châm cứu bằng kim châm hoặc kim chích.
b. Tia Laser hồng ngoại như Laser GaAs với bước sóng 850nm có thể xuyên vào cơ thể trên 30nm để đến với các tế bào thần kinh nằm sâu trong cơ thể. Trường hợp này, dùng Laser bán dẫn trong châm cứu có tác dụng nhiều hơn so với các phương pháp day ấn (chỉ có tác dụng vùng ngoài da) hoặc so với Laser khí He-Ne (chỉ có tác dụng vùng nông)
c. Dùng Laser công suất thấp khoảng 10 - 20mW có khả năng vượt qua ngưỡng kích thích, nhưng không làm hủy diệt tế bào ở cơ thể hoặc không gây ra đột biến gen di truyền (như đối với Laser công suất cao với bước sóng trên 1.400nm)
Phương pháp tác động vào vòng điều khiển sinh học để trị bệnh dựa trên những định lý sinh học tương ứng, như những định lý sau đây :
* Định lý về kết quả giống nhau :
"Tác động kích thích vào dây thần kinh, dù ở bất cứ vị trí nào, đều cho kết quả sinh lý như nhau".
* Định lý về sự dẫn truyền cách ly :
"Sự truyền dẫn kích thích trong dây thần kinh ở cơ thể sống là sự truyền dẫn đi theo tuyến, chứ không có khả năng truyền sang một dây thần kinh bên cạnh".
* Định lý về sự liên tục giữa cấu tạo và chức năng :
"Sự kích thích chỉ có thể được dẫn truyền trong dây thần kinh không bị tổn thương".
* Tính tự tổ chức của tế bào thần kinh :
"Qua hệ thống dẫn truyền si nắp hệ thần kinh trung ương có khả năng tự tổ chức lại nhằm thay thế chức năng cho những tế bào thần kinh bị tổn thương".
* Tính tự tái tạo của thần kinh ngoại biên :
"Khi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương hoặc đứt đoạn, thì đoạn dây thần kinh dính liền với bộ cảm biến hoặc cơ cấu chấp hành còn nguyên vẹn có khả năng tự tái tạo với vận tốc khoảng chừng 1mm mỗi ngày".
Khi các dây thần kinh cảm biến và chấp hành, các trung tâm điều khiển hoặc các cơ cấu chấp hành có liên quan đến đại lượng cần điều chỉnh (huyết áp hệ động mạch) bị suy yếu hoặc tổn thương, sẽ gây ra những hiện tượng rối loạn chức năng trong cơ thể, tức là rối loạn chức năng trong vòng điều khiển sinh học. Tác động kích thích của châm cứu nhằm thiết lập mới vòng điều khiển sinh học để phát huy khả năng tự tổ chức của hệ thần kinh trung ương trong việc thay thế chức năng cho những tế bào thần kinh bị tổn thương hoặc để phát huy khả năng tự tái tạo của những dây thần kinh ngoại biên.
Qua đó, dòng thông tin sinh học được thông suốt trong vòng điều khiển từ thần kinh cảm biến, trung tâm xử lý đến thần kinh chấp hành, cơ cấu chấp hành rồi trở lại các bộ cảm biến, và như thế là tạo ra điều kiện cần thiết để khác phục hiện tượng như rối loạn chức năng trong cơ thể.
3. Những vị trí cần tác độg để ổn định huyết áp :
Tùy theo nguồn gốc bệnh qua kết quả chẩn bệnh và xét nghiệm mà tác động vào những vị trí cần thiết được phân chia theo các vùng như sau :
a. Tác động vào vùng trực giao cảm ở cột sống : tia Laser tác động vào cột sống từ đốt C.4 đến C.7 từ T.1 đến T.4 có thể gây hưng phấn cho tim và phổi, làm tăng nhịp tim, tăng nội tiết : Adrenalin và Noradrenalin và qua đó cũng làm tăng huyết áp. Tác động vào cột sống từ đốt T.5 đến T.12 có thể gây hưng phấn cho thận, làm tăng nội tiết Adrenalin và Noradrenalin ở tủy thượng thận, làm tăng lực co thắt cơ mạch, và qua đó cũng làm tăng huyết áp.
b. Tác động vào vùng thần kinh cảm biến ở ngực : Tia Laser tác động vào vị trí của các dây thần kinh caroticus và depressor ở vùng giữa ngực có tác động làm giảm huyết áp, tức là làm giảm xung động thần kinh ở cơ cấu chấp hành theo nguyên tắc phản hồi âm tính. Tác động vào vùng thần kinh cảm biến này có thể đạt đến sự ổn định huyết áp một cách nhanh chóng.
c. Tác động vào vùng đối giao cảm trên cổ và mặt : tia Laser tác động vào vị trí của các dây thần kinh sọ não số 9 và số 10 ở vùng cổ và mặt có thể gây ức chế cho hoạt động của tim và phổi, làm tăng nội tiết acetylcholin và qua đó cũng làm giảm huyết áp.
d. Tác động vào vùng thần kinh vận hành : khi tia Laser tác động vào các dây thần kinh vận hành có liên quan đến hai dây thần kinh sọ não số 9 và số 10 ở trên các chi cũng có tác động làm ức chế hệ tuần hoàn tức là làm giảm huyết áp.
4. So sánh với một số kết quả lâm sàng :
Mô hình vòng điều khiển sinh học từ góc độ điều khiển học, cho thấy có sự trùng khớp với các quy tắc châm cứu theo lý luận Kinh Lạc của Đông y cổ truyền qua một số kết quả lâm sàng như sau :
- Tác động tia Laser trên Mạch Đốc và Kinh Bàng quang, tức là tác động vào vùng trực giao cảm ở cột sống, nhất là các Huyệt Phế Du, Tâm Du, Thận Du, đều có tác động làm tăng huyết áp hệ động mạch.
- Châm vào vùng giữa ngực, tức là tác động vào vùng thần kinh cảm biến ở ngực, có kết quả làm ổn định huyết áp một cách nhanh chóng. Những vị trí này nằm ngoài đường kinh và dùng tia Laser vẫn đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm như châm bằng kim ở độ sâu cần thiết.
- Châm vào Huyệt Nhân Nghinh trên Kinh vị ở vùng cổ tức là tác động vào dây thần kinh sọ não số 9 thuộc hệ đối giao cảm có tác dụng hạ huyết áp nhanh.
- Châm cứu vào các Huyệt Thần Môn trên Kinh Tâm hoặc Huyệt Nội Quan trên kinh Tâm Bào, tức là tác động đến các dây thần kinh vận hành có liên quan đến dây thần kinh sọ não số 9 và số 10, nên cũng có tác dụng hạ huyết áp.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp cần phối hợp huyệt theo cách chọn Mộ Huyệt, Du Huyệt và Nguyên Huyệt. Sự phối hợp huyệt này cũng tương ứng với việc thiết lập mới vòng điều khiến sinh học bằng cách tác động đồng thời vào ba khu vực của vòng điều khiển là thần kinh cảm biến, thần kinh chấp hành và thần kinh vận hành có liên quan đến trung tâm điều khiển ở não.
Một điểm cần chú ý nữa là sự suy yếu của các cơ cấu chấp hành như phổi hoặc thận thường là nguyên nhân làm cho bệnh tái phát. Vì thế khi chẩn bệnh mà nhận thấy được nguồn gốc bệnh huyết áp là ở phổi cần chú ý đến Phế Du, đồng thời cần kết hợp với dược liệu để trị các bệnh ở phổi. Tương tự như vậy, khi nhận thấy nguồn gốc bệnh ở thận thì cần chú ý đến Thận Du, đồng thời kết hợp với dược liệu để trị các bệnh ở thận. Sự kết hợp giữa châm cứu và dược liệu nhằm đảm bảo kết quả lâu dài của điều trị. Phương pháp châm cứu được sử dụng nhằm tác động trực tiếp vào hệ thống điều khiển học sinh học, để trị những bệnh rối loạn chức năng điều khiển tự động trong cơ thể con người, cho nên đem lại hiệu quả cao trong phòng bệnh hoặc điều trị khi bệnh mới tái phát. Trong trường hợp lượng vi khuẩn gây bệnh lớn hơn sức đề kháng của cơ thể, thì phải cần đến sự trợ giúp dược liệu để hủy các vi khuẩn gây bệnh đã vào trong cơ thể.
Mô hình cơ chế điều trị của phương pháp châm bằng tia Laser xuất phát từ góc độ của điều khiển học sinh học, cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa vòng điều khiển sinh học dựa trên những kiến thức của khoa học hiện đại và những quy tắc của châm cứu trị liệu dựa trên kinh nghiệm lâm sàng lâu đời của y học cổ truyền.
Cùng với việc sử dụng tia Laser bán dẫn hồng ngoại thay thế cho kim châm, hi vọng rằng việc vận dụng Điều khiển học sinh học vào lĩnh vực châm cứu sẽ góp phần trong việc xây dựng một ngôn ngữ thống nhất cho Đông Y và Tây Y, nhằm đảm bảo nguyên lý thống nhất giữa chức năng và cấu trúc trên bước đường hiện đại hóa nền Y học cổ truyền của dân tộc.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:36 PM - Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

Liên hệ - Liên hệ - Chợ thông tin Y Tế Việt Nam - Lưu Trữ - Lên trên