Register Now. It's Free.User CPMember ListCalendarFAQ
SangNhuong.com - Chợ rao vặt lớn nhất Việt Nam
Trở lại   Chợ thông tin Y Tế Việt Nam / DÀNH CHO BÁC SĨ - NHÂN VIÊN Y TẾ / Các chuyên ngành khác (Other Faculties) / Răng hàm mặt
Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-06-2012, 01:39 PM
chenshan chenshan đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 53
Mặc định Chiến thắng căn bệnh ung thư bồng trứng

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

"Trích báo cáo Cơ sở khoa học hiện đại của châm cứu cổ truyền - GS.TSKH Nguyễn An Vĩnh tại hội nghị khoa học toàn quốc lần 3"

Thực tiễn cơ thể con người có thể xem là một hệ thống điều khiển tự động có khả năng tự điều chỉnh, tự thích nghi, tự tổ chức và tự tái tạo. Những kinh nghiệm lâm sàng lâu đời của Châm cứu cổ truyền ở phương Đông cho thấy rõ nét khả năng tự điều trị, tự phục hồi chức năng của các tổ chức cơ thể.
Các lý thuyết về Điều khiển học hiện đại cũng đã tạo ra cơ sở khoa học cần thiết để giải quyết vấn đề xử lý thông tin trong các hệ thống điều khiển tự động của máy móc thiết bị và cả của cơ thể sống con người. Giữa hệ thống điều khiển các quá trình kỹ thuật và hệ thống điều khiển các quá trình sinh lý có mối quan hệ tương đồng mật thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng phương pháp Mô hình hóa để nghiên cứu bản chất của Châm cứu cổ truyền.
Điều khiển học sinh học nghiên cứu các quá trình điều khiển tự động trong cơ thể, từ quá trình nhận dạng thế giới chung quanh của hệ thống giác quan, quá trình tiếp nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài có quan hệ mật thiết với cơ thể, các ứng xử của cơ thể để thích nghi với mọi trường hoặc tác động vào môi trường để tạo điều kiện phù hợp cho cơ thể sống, nhằm đảm bảo sự ổn định các giá trị sinh lý cần thiết và cân bằng các quá trình điều khiển của các cơ quan chức năng của cơ thể.
Nói chung, mọi quá trình sinh lý trong cơ thể như quá trình trao đổi chất trong từng tế bào, quá trình giao lưu giữa các cơ quan nội tại với môi trường bên ngoài, các ứng xử thích hợp thông qua tư duy của bộ não và vận động của đầu, mình, tứ chi đều được thực hiện với những cơ chế điều khiển tự động tinh vi của cơ thể.
Theo điều khiển học sinh học, châm cứu là phương pháp tác động bằng những kích thích từ bên ngoài nhằm khắc phục các hiện tượng rối loạn quá trình sinh lý hoặc thay thế các bộ phận chức năng của cơ thể bị tổn thương, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh và tình trạng suy yếu của các tổ chức cơ thể, để đạt đến độ ổn định các giá trị sinh lý cần thiết và sự cân bằng các quá trình điều khiển trong cơ thể con người.
Học thuyết Kinh - Huyệt theo châm cứu cổ truyền là sự tổng hợp các kinh nghiệm lâm sàng từ ngàn đời nay về các chức năng sinh lý và các cấu trúc giải phẫu của tổ chức cơ thể để tiếp nhận những đại lượng kích thích từ môi trường bên ngoài, từ đó tạo ra những hoạt động tự điều chỉnh nhằm lặp lại cân bằng cho các quá trình sinh lý trong cơ thể con người.
1. Chức năng sinh lý và cấu trúc giải phẫu của huyệt :
1.1. Chức năng sinh lý của huyệt :
Huyệt là những vị trí có thể xác định trên bề mặt da với độ nông sâu khác nhau, được phân bổ khắp cơ thể và có khả năng tiếp nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài ở dạng cơ năng, nhiệt năng, quang năng, điện năng và hóa chất để từ đó xuất phát các hoạt động điều chỉnh quá trình sinh lý trong cơ thể.
Các đại lượng kích thích có thể tác động trực tiếp vào các bộ phận hợp thành của vòng điều khiển sinh học : bộ cảm biến, cơ cấu chấp hành, bộ điều khiển và bộ xử lý thông tin. Từ đó, ta có thể phân loại huyệt tương ứng với các chức năng sinh lý của các bộ phận hợp thành vòng điều khiển sinh học như sau : huyệt cảm biến, huyệt chấp hành, huyệt điều khiển và huyệt xử lý thông tin.
a. Huyệt cảm biến :
Huyệt cảm biến có khả năng tiếp nhận các đại lượng kích thích và chuyển đổi mã hóa sang dạng xung động thần kinh để truyền về các trung tâm cảm giác.
Giác quan cũng có thể được coi là loại huyệt cảm biến có kích cỡ lớn và tính đặc hiệu rất cao đối với các đại lượng kích thích như ánh sáng với thị giác, âm thanh với thính giác, hóa chất thể khí tạo mùi với khứu giác, hóa chất tạo vị với vị giác, áp suất, nhiệt độ và cảm giác đau với xúc giác.
b. Huyệt vận hành :
Huyệt vận hành có các chức năng sinh lý đa dạng như sau :
- Vận hành cơ mạch trong hoạt động của nội tạng.
- Vận động tứ chi, đầu mình.
- Vận hành tạo nhiệt năng.
- Kích thích nội tiết hormon.
- Kích thích sinh sản bạch cầu v.v ...
Huyệt vận hành có thể thực hiện các hoạt động vô thức ở hệ thần kinh thực vật và các hoạt động có ý thức theo ý muốn con người theo bó dây thần kinh đường tháp.
c. Huyệt điều khiển :
Huyệt điều khiển thường nằm ở tủy sống hoặc ở các nhân của dây thần kinh sọ não, gắn liền với các dây thần kinh cảm biến và chấp hành để thực hiện các hoạt động trực giao cảm và đối giao cảm ở hệ thần kinh thực vật hoặc kích thích các trạng thái hưng phấn và ức chế ở hệ thần kinh trung ương.
Ở tủy sống, huyệt điều khiển gắn liền với bó dây thần kinh cảm giác ở sừng sau tủy sống và bó dây thần kinh chấp hành ở sừng trước tủy sống. Ở các nhân dây thần kinh sọ não, như thần kinh sọ não số 10 Vagus, huyệt điều khiển gắn liền với các dây thần kinh vận động đối giao cảm.
d. Huyệt xử lý thông tin :
Huyệt xử lý thông tin lưu giữ các thông tin cần thiết như các giá trị sinh học cần được ổn định hoặc xử lý các thông tin được đưa về từ khắp các trung tâm cảm giác để ra quyết định ứng xử tối ưu đối với môi trường.
1.2. Cấu trúc giải phẫu của huyệt :
Hệ thống huyệt trong cơ thể có cấu trúc giải phẫu rất đa dạng, phù hợp với các chức năng sinh lý đa dạng trong vòng điều khiển sinh học như :
- Đầu tận cùng của các dây thần kinh cảm biến là cấu trúc giải phẫu của các huyệt cảm biến.
- Tấm phẳng tận cùng của các dây thần kinh vận hành ở các huyệt vận hành.
- Bó dây thần kinh ở sừng trước và sừng sau tủy sống cho các dây thần kinh chấp hành và cảm biến.
- Các hệ thống si nắp hưng phấn và ức chế ở các huyệt điều khiển, có thêm nhiều si nắp trung gian ở các huyệt xử lý thông tin ở vỏ não và đồi thị.
Nói chung, không có một cấu trúc giải phẫu chuẩn hóa cho tất cả các loại huyệt.
2. Chức năng sinh lý và cấu trúc giải phẫu của đường kinh :
2.1. Chức năng sinh lý của đường kinh :
Trong khi chức năng sinh lý của huyệt là tiếp nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài để tiến hành những hoạt động tự điều chỉnh nhằm ổn định các giá trị sinh lý cần thiết và lập lại cân bằng các quá trình điều khiển trong cơ thể, thì chức năng sinh lý của đường kinh là đảm bảo các điều kiện cần thiết và sự an toàn cho các cơ quan nội tạng được giao lưu trực tiếp với môi trường bên ngoài.
Từ đó có thể nêu chức năng sinh lý của đường kinh cụ thể như sau :
- Đảm bảo độ ổn định và cân bằng sinh lý cho các cơ quan nội tạng nhất định, qua các hoạt động điều chỉnh về vận hành cơ - mạch, về tạo nhiệt năng và về nội tiết hormon.
- Hoạt động bảo vệ cơ thể, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài vào khi các huyệt trên đường kinh mở rộng cửa tiếp nhận các kích thích và bộ máy hô hấp tiếp nhận oxy trực tiếp qua da. Ở cơ thể người, tỷ lệ hô hấp bằng da chiếm khoảng 2 - 3%.
- Thực hiện đường tuần hoàn lymphô qua đường kinh theo chu trình sinh học để nuôi dưỡng tế bào và bảo vệ cơ thể. Vận tốc tuần hoàn trong mao mạch và thẩm thấu qua mao mạch máu và mao mạch lympho của dòng lympho đi khắp cơ thể khoảng 3 vòng/ngày.
- Tạo ra những mối quan hệ giữa các nội tạng với nhau thông qua hệ thống các mạch lympho ở vùng cạn và vùng sâu trên đường tuần hoàn liên tục của dòng lymphô.
Từ những chức năng sinh lý như trên, cơ thể cũng có cấu trúc giải phẫu phù hợp của các đường kinh.
2.2. Cấu trúc giải phẫu của đường kinh :
Nghiên cứu cấu trúc giải phẫu của đường kinh, ta cần xem xét cả hai mặt : cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian.
Cấu trúc không gian của đường kinh bao gồm cả cấu trúc giải phẫu của các loại huyệt trên đường kinh có khả năng tiếp nhận các kích thích đặc hiệu từ môi trường bên ngoài để xuất phát các hoạt động tự điều chỉnh của tổ chức cơ thể như việc vận hành cơ mạch, việc tạo ra nhiệt năng, nội tiết hormon và sinh sản bạch cầu nhằm cân bằng quá trình sinh lý cho các cơ quan nội tạng.
Cấu trúc thời gian của đường kinh là sự di chuyển tuần hoàn của dòng lympho trong cơ thể theo chu trình sinh học nhất định, sự tuần hoàn trong các mao mạch, sự thẩm thấu qua màng mao mạch và mao mạch lympho để cung ứng dinh dưỡng và oxy đến từng tế bào cũng như tăng cường sự bảo vệ cơ thể, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh trong những thời điểm mà hệ thống huyệt trên đường kinh mở rộng cửa để tiếp nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài, đồng thời bộ máy hô hấp ở da cũng tăng cường tiếp nhận oxy trực tiếp từ khí quyển.
Đường tuần hoàn qua 12 kênh trong thời gian một ngày đêm trong cơ thể người được hình thành qua quá trình lâu dài để tối ưu hóa đường tuần hoàn lympho trong một không gian có nhiều nội tạng hoạt động và dưới tác động của sự vận động đầu mình, tứ chi theo cách thống kê xác suất và trong giới hạn các van một chiều được bố trí khắp các mạch lympho. Đó là sự hình thành dòng chảy lympho trong quá trình thích nghi của cơ thể với môi trường bên ngoài và sự lựa chọn tự nhiên qua hàng tỷ năm.
3. Cơ sở khoa học của hệ thống huyệt và đường kinh :
Cơ sở khoa học của hệ thống huyệt và đường kinh trong cơ thể người có thể tóm tắt trong các Định lý sau đây :
Định lý 1 :
"Hệ thống Huyệt là những vị trí của các phần tử chức năng trong vòng điều khiển sinh học bao gồm : Huyệt cảm biến, huyệt chấp hành, huyệt điều khiển, huyệt xử lý thông tin và huyệt ở những chỗ đau do tổ chức cơ thể bị tổn thương".
Định lý 1 dựa vào lý thuyết Điều khiển học về quan hệ tương đồng giữa hệ thống điều khiển học kỹ thuật và hệ thống điều khiển học sinh học. Từ đó, ta có thể xem Huyệt là những phần tử chức năng của vòng điều khiển sinh học. Ngoài ra, nhhững nơi tổ chức cơ thể bị tổn thương và gây ra cản giác đau thì các cảm giác đau này cũng được dây thần kinh dẫn truyền lên trung tâm xử lý, cho nên các vị trí đau cũng được xem là Huyệt (Đông y thường gọi là A-thị-huyệt)
Định lý 2 :
"Khi huyệt chịu tác động kích thích từ bên ngoài thì năng lượng kích thích được xử lý và trở thành điểm xuất phát cho các hoạt động tự điều chỉnh quá trình sinh lý trong cơ thể hoặc dẫn đến các ứng xử có ý thức của con người".
Định lý 2 dựa vào lý thuyết Điều khiển học về hệ thống điều khiển có phản hồi và có tính tự thích nghi để tạo sự ổn định đối với các đại lượng kích thích. Các bộ cảm biến nội tại và các phần tử chức năng khác của Vòng điều khiển sinh học có khả năng tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài ở nhiều dạng năng lượng khác nhau, mang tính chất đa ổn định (multistability). Riêng các giác quan cũng được xem là loại Huyệt cảm biến có khả năng tiếp nhận những năng lượng kích thích đặc hiệu và mang tính chất siêu ổn định.
Định lý 3 :
"Các đại lượng kích thích từ môi trường bên ngoài có thể ở nhiều dạng năng lượng khác nhau như cơ năng, nhiệt năng, quang năng, điện năng, hóa chất v.v ... song đều có tác động giống nhau là làm biến đổi độ bán thấm thấu của màng tế bào để sinh ra dòng điện sinh học trong cơ thể con người".
Định lý 3 dựa vào lý thuyết màng tế bào để giải thích sự xuất hiện dòng điện sinh học làm phương tiện mang thông tin sinh học trong cơ thể. Ở cơ thể sống của người có hai kênh dẫn truyền thông tin sinh học, đó là Hệ thần kinh và Hệ tuần hoàn máu. Hệ thần kinh có khả năng dẫn truyền dòng điện sinh học được mã hóa thành xung động thần kinh và hệ tuần hoàn máu có khả năng dẫn truyền các loại hormon được mã hóa thành mật độ hormon trong máu.
Định lý 4 :
"Hệ thống đường kinh là những đoạn đường tuần hành của dòng lympho trong cơ thể, có chức năng đi khắp cơ thể và đến tận từng tế bào để cung ứng dinh dưỡng, oxy và hormon cho mọi tổ chức cơ thể theo nhu cầu cần thiết. Dòng lympho còn có chức năng bảo vệ cơ thể, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh trong những thời điểm mà hệ thống huyệt trên đường kinh mở rộng cửa để tiếp nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài".
Định lý 4 này đi sâu vào quá trình sinh lý của Hệ tuần hoàn máu do W.Harvey phát hiện từ năm 1628. Hệ tuần hoàn máu bao gồm hai vòng tuần hoàn : Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Vòng tuần hoàn nhỏ có đường đi từ tâm thất phải vào các động mạch phổi để lọc máu rồi trở về tâm nhĩ trái. Vòng tuần hoàn lớn đi từ tâm thất trái, vào các động mạch đến các tổ chức cơ thể với nhiều mao mạch rồi từ đó theo các tĩnh mạch trở về tâm nhĩ phải.
Ở định lý này, ta cần đi sâu thêm về đường đi của dòng lympho trong hệ tuần hoàn. Từ mao mạch máu, các lympho thấm thấu qua màng mao mạch máu đi vào những khoảng trống giữa các tế bào để cung ứng dinh dưỡng và oxy đến từng tế bào, rồi thu hồi các phế phẩm từ quá trình trao đổi chất ở tế bào để đưa về hệ thống tĩnh mạch. Để thực hiện chức năng nói trên, các lympho phải thẩm thấu vào các mao mạch lympho, rồi đi theo các mạch lympho và cách mạng hạch lympho.
Định lý 5 :
"Đường tuần hoàn của dòng lympho từ nội tạng này sang nội tạng khác được tối ưu hóa để dòng lympho chỉ cần quay giáp 3 vòng cơ thể là các lympho đến được mọi tế bào khắp cơ thể. Đường đi tối ưu của lympho được thực hiện trong giới hạn bao bọc của da người, có hệ thống van một chiều để các lympho không bị xáo trộn và có nhiều tầng lympho để tạo ra quan hệ trình tự giữa các cơ quan nội tạng".
Định lý này có thể được xác minh qua thực nghiệm khoa học về vận tốc trung bình của dòng lympho trong cơ thể.
Định lý 5 nêu lên một vấn đề mà khoa học hiện nay còn cần đi sâu nghiên cứu để hiểu rõ bản chất của học thuyết kinh - huyệt trong châm cứu cổ truyền phương Đông. Phương pháp châm cứu thực tế đã vận dụng Định lý 5 nói trên, tức là học thuyết Kinh - Huyệt để điều trị bệnh từ hàng ngàn năm nay, tuy vẫn chưa biết được cơ sở vật chất học thuyết này.
Tóm lại mô hình chức năng và cấu trục giải phẫu của các Huyệt và Đường kinh theo Châm cứu cổ truyền được xây dựng trên cơ sở các lý thuyết và thực nghiệm khoa học trong lĩnh vực Điều khiển học sinh học. Mô hình này trong thực tế có thể làm cơ sở khoa học hiện đại để giải thích hàng loạt các kết quả trị liệu của phương pháp Châm cứu cổ truyền.
Cùng với việc sử dụng tia Laser công suất thấp để thay thế cho cây kim châm, hy vọng rằng việc ứng dụng điều khiển học sinh học và lĩnh vực Châm cứu có thể góp phần tích cực xây dựng một ngôn ngữ chung cho Đông và Tây y, nhằm đảm bảo nguyên lý thống nhất giữa chức năng và cấu trúc trên bước đường hiện đại hóa nền Y học cổ truyền của dân tộc.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2005
GS.TSKH. NGUYỄN AN VĨNH
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 18-07-2016, 02:12 PM
phuonganhhn08 phuonganhhn08 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2016
Bài gửi: 9
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:42 PM - Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

Liên hệ - Liên hệ - Chợ thông tin Y Tế Việt Nam - Lưu Trữ - Lên trên