Theo kết quả nghiên cứu, nhiệt độ của những người béo phì có thể không thấp hơn những người gầy, đi ngược lại một lý thuyết về những gì có thể khiến một số người tăng trọng lượng.
Ý tưởng trên bắt nguồn từ thực tế rằng nhiệt độ cơ thể bên trong lạnh hơn sẽ đồng nghĩa với việc có ít hơi nóng hơn để đốt cháy calo. Điều này cũng đã được nghiên cứu trên cơ thể động vật.
Ông Jack Yanovski, một chuyên gia nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Phát triển con người và Sức khỏe trẻ em Mỹ đồng thời là người tham gia nghiên cứu trên cho biết: "
Một số người nghĩ rằng, nhiệt độ có thể là nhân tố thể hiện quá trình trao đổi chất chậm chạp".
Nghiên cứu trước đó đã phát hiện, so với chuột bình thường, những con chuột béo phì bị biến đổi gen có
nhiệt độ bên trong cơ thể thấp hơn đồng thời cũng có quá trình trao đổi chất chậm hơn và hay thèm ăn hơn. Tuy nhiên, ông Yanovski cho biết, ông và các đồng nghiệp không phát hiện bằng chứng nào chứng tỏ điều này trong nghiên cứu ở người.
Các chuyên gia đã tiến hành đối chiếu nhiệt độ trung bình bên trong cơ thể của một nhóm người trưởng thành bị béo phì với một nhóm gầy hơn. Các đối tượng thí nghiệm phải nuốt một thiết bị cảm ứng nhiệt để theo dõi nhiệt độ bên trong cơ thể trong vòng 24 giờ. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về nhiệt độ bên trong cơ thể của hai nhóm người trên, nhiệt độ trung bình của họ là 36,9 độ C.
Trong một thí nghiệm khác, thiết bị cảm ứng nhiệt tương tự đã được sử dụng để đo nhiệt độ bên trong cơ thể của 19 người béo phì và 11 người có cân nặng bình thường trong vòng 48 giờ. Các đối tượng phải ghi chép lại danh mục hoạt động trong khi tiến hành thí nghiệm. Một lần nữa cho thấy, không có sự khác biệt bất thường về nhiệt độ bên trong cơ thể của hai nhóm người này mặc dù thời gian thí nghiệm của họ dài gấp đôi của hai nhóm tham gia thí nghiệm trước đó.
Ông Yanovski cho rằng, không phải phần lớn các đối tượng béo phì mát hơn ở bên trong mà ở một số đối tượng béo phì nhất định, nhiệt độ bên trong có thể thấp hơn đã tác động phần nào tới trọng lượng cơ thể họ.